Lịch sử mối quan hệ với thiên văn học Chiêm_tinh_và_khoa_học

Những lý thuyết cấu trúc cơ sở dùng trong chiêm tinh học có nguồn gốc từ người Babylon, tuy nhiên nó chỉ được sử dụng rộng rãi từ sự khởi đầu của thời kì văn hóa Hy Lạp sau khi Alexander Đại đế đánh chiếm Hy Lạp. Người Babylon không biết rằng các chòm sao không cùng trên một quả cầu thiên thể mà cách rất xa nhau. Sự xuất hiện của chúng gần như chỉ là ảo tưởng. Ranh giới chính xác định nghĩa một chòm sao chính là văn hóa và sự đa dạng của các nền văn minh.[10]:62 Những nghiên cứu của Plolemy về thiên văn học đã đạt tới mức độ mong muốn, giống như tất cả các nhà chiêm tinh học mọi thời đại, nhằm dễ dàng tính toán sự chuyển động của các hành tinh.[11]:40 Chiêm tinh học Phương Tây sớm hoạt động theo những khái niệm của Hy Lạp cổ đại về Thế giới vĩ mô và vi mô; nhờ đó mà y học chiêm tinh liên quan tới những gì xảy ra với các hành tinh và thiên thể khác trên bầu trời với hoạt động y tế. Điều này mang đến động lực thúc đẩy những nghiên cứu sâu hơn về thiên văn học.[11]:73 Mặc dù vẫn bảo vệ những nghiên cứu về chiêm tinh học, Ptolemy đã thừa nhận rằng sức mạng của thiên văn đối với sự chuyển động của các hành tinh và các thiên thể khác được xếp trên các tiên đoán chiêm tinh học.[12]:344

Tại thời kì vàng son của Hồi giáo, chiêm tinh học được hỗ trợ bởi các thông số thiên văn học, ví dụ như độ nghiêng của quỹ đạo Mặt trời, điều kiện để mô hình Ptolem có thể tính toán tới một con số đầy đủ và chính xác. Những người có quyền lực, ví dụ như Tể tướng Fatimid năm 1120, đã tài trợ cho việc xây các đài quan sát tiên đoán chiêm tinh học, tạo động lực giúp đưa ra các thông tin chính xác về hành tinh. Từ khi những đài quan sát được xây dựng để hỗ trợ các tiên đoán chiêm tinh học, chỉ một số ít có thể tồn tại lâu dài bởi sự cấm đoán chiêm tinh học của đạo Hồi và phần lớn chúng bị dỡ xuống ngay trong hoặc sau khi được xây dựng [11]:57

Chiêm tinh học bắt đầu thực sự bị phủ nhận trong các nghiên cứu thiên văn học từ năm 1679, với sự xuất bản thường niên của cuốn La Connoissance des temps (tạm dịch: Các kiến thức về thời gian).[11]:220 Không giống như phương Tây, tại Iran, sự phủ nhận thuyết Nhật tâm còn tiếp tục cho tới đầu thế kỉ 20, một phần do nỗi sợ hãi rằng nó sẽ phá hoại niềm tin phổ biến vào chiêm tinh và vũ trụ học của Hồi giáo tại Iran.[13]:10 Công trình nghiên cứu đầu tiên của Ictizad al-Saltana có tên Falak al-sa'ada, mang chủ trương xóa bỏ niềm tin vào chiêm tinh học và thiên văn học cũ tại Iran đã được xuất bản năm 1861. Với chiêm tinh, việc trích dẫn sự thiếu năng lực của những nhà chiêm tinh khác nhau để đưa ra những dự đoán giống nhau về những gì xảy ra dựa trên các mối liên hệ và mô tả đặc tính các nhà chiêm tinh học gắn cho các hành tinh là một điều phi lý.[13]:17–18

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiêm_tinh_và_khoa_học http://astrology-and-science.com/ http://www.badastronomy.com/bad/misc/astrology.htm... http://www.beliefnet.com/story/63/story_6346_1.htm... http://www.nature.com/nature/journal/v467/n7319/fu... http://scx.sagepub.com/content/early/2010/12/04/10... http://www.sixtysymbols.com/videos/declination.htm http://journal.telospress.com/content/1974/19/13.s... http://www.theguardian.com/science/the-lay-scienti... http://www.washingtonpost.com/wp-srv/aponline/2001... http://plato.stanford.edu/entries/popper/